Chi tiết tin - Xã Triệu Độ - Triệu Phong

 

Hình ảnh
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 12
  • Hôm nay 108
  • Tổng truy cập 1.265.100

Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024

Post date: 05/09/2024

      Sáng  ngày 27/8/2024, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN  xã Triệu Độ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 nhằm đánh giá công tác chỉ đạo, đối phó, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 đồng thời triển khai nhiệm vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tháng cuối năm 2024.

Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị do đồng chí Trương Thị Kim Cúc- Chủ tịch UBND xã chủ trì; tham dự Hội nghị có đồng chí Hồ Đức Đạo – PBT Đảng ủy xã, các Đ/c lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN xã, trưởng các ban, ngành, đoàn thể xã, thành viên BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã, lực lượng công an, quân sự, đội xung kích, Trưởng thôn trên địa bàn xã.

      1. Đánh giá công tác PCTT và TKCN năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024:

I. Đánh giá tình hình thiên tai, thiệt hại và tác động đến dân sinh, kinh tế - xã hội của địa phương

Trong năm 2023 trên địa bàn huyện Triệu Phong nói chung, Triệu Độ nói riêng đã xảy ra 07 đợt thiên tai lớn gây thiệt hại về người và tài sản, cụ thể như sau:

1. Về tình hình thiên tai

Đợt 01 vào chiều tối các ngày 21/4 đến 22/4/2023, đợt 02 vào đêm 07/5, rạng sáng ngày 08/5/2023: các thiệt hại xảy ra do dông, lốc, gió mạnh, mưa lớn. Thời điểm thiên tai diễn ra khi các loại cây trồng vụ sản xuất Đông Xuân đang chuẩn bị thu hoạch, gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã; đợt 03 từ ngày 24/9 đến ngày 26/9/2023, do ảnh hưởng của ATNĐ gây mưa lớn trên địa bàn; đợt 4 từ ngày 15/10 đến hết ngày 20/10/2023, do ảnh hưởng của ATNĐ, bão số 5 gây mưa lớn, ngập lụt trên địa bàn; đợt 05 từ ngày 29/10 đến sáng ngày 30/10/2023, đợt 6 từ chiều tối ngày 13/11 đến 15/11/2023, đợt 7 từ ngày 24/11 đến 26/11/2023: các đợt thiên tai này chủ yếu do mưa lớn lớn gây ngập lụt một số vùng làm thiệt hại về người và tài sản.

2. Thiệt hại do thiên tai gây ra

Từ những diễn biến đó thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và tính mạng người dân, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân; đồng thời làm hư hỏng hệ thống kênh mương nội đồng, các tuyến đê, kè, đường giao thông sạt lở và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác bị hư hại.

2.1. Thiệt hại về người: Cơn lốc vào ngày 07/5/2023 làm 02 người chết (thôn Xuân Quy khi đang đánh bắt trên biển)

2.2. Thiệt hại về nhà ở: 08 nhà tốc mái

2.3. Về sản xuất nông nghiệp:

a) Diện tích lúa bị thiệt hại: 44,79 ha, trong đó:

- Thiệt hại hoàn toàn (>70%)              :    0 ha;

- Thiệt hại nặng (từ 30%-70%)            :  44,79 ha;

b) Diện tích hoa màu bị thiệt hại: 4,63 ha, trong đó:

- Thiệt hại hoàn toàn (>70%)              :    0 ha

- Thiệt hại nặng (từ 30%-70%)            :    4,63 ha;

c) Về chăn nuôi: không

2.6. Về thủy lợi:

- Đê bị nứt: 200m (Giáo Liêm)

- Kênh tưới bị hư hỏng: 518m; (Cồn néc Thanh Liêm)

- Tổng chiều dài bờ sông bị sạt lở: 600 m.

2.5. Về giao thông:

- Các tuyến đường ở vùng thấp, trũng hư hỏng nhiều điểm, nền và mặt đường bê tông nhựa bị rạn nứt, bong bật, lún võng;

Ước tổng giá trị thiệt hại do thiên tai năm 2023 gây ra trên địa bàn xã khoảng 2,5 tỷ đồng (Bằng chữ: Hai tỷ, năm trăm triệu đồng).

II. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác PCTT và TKCN năm 2024

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là Luật phòng chống thiên tai Luật số: 60/2020/QH14 ngày 17/6/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật đê điều và Nghị định Số: 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật đê điều, nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai, các hiện tượng thiên tai bất thường, vận động nhân dân luôn nêu cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai, lũ, bão, lũ mạnh, siêu bão, lốc xoáy, sét, sạt lỡ đất…

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phòng chống thiên tai, nhất là các hiện tượng thiên tai bất thường. Duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống thông tin liên lạc của nhóm PCTT&TKCN qua ứng dụng Zalo, Facebook…

3. Theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến của thiên tai, chủ động tổ chức việc phòng chống, xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn cụ thể. Khắc phục bệnh chủ quan và cách làm đại khái, thiếu sâu sát thực tế. Trong các phương án, kế hoạch ứng phó cần chú trọng phương án sơ tán dân ở các vùng nguy hiểm; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp, kịp thời trong và sau thiên tai; có phương án phòng chống dịch bệnh phát sinh trong mùa mưa bão, đảm bảo vệ sinh môi trường; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống, dầu thắp,... đủ dùng ít nhất từ 10 đến 15 ngày để đề phòng trường hợp địa bàn bị chia cắt.

4. Tăng cường công tác theo dõi, cảnh báo, thông tin liên lạc nhanh, kịp thời, chính xác. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban theo quy định.

5. Tập trung công tác chống hạn, xâm nhập mặn đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các ban ngành, đoàn thể, các thôn trên địa bàn xã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và thường xuyên thông báo cho nhân dân về tình hình thời tiết để có biện pháp chủ động ứng phó.

6. Quán triệt phương châm “chủ động phòng, tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả trong đó lấy phòng tránh là chính” trên cơ sở phát huy tốt có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” hợp lý, cụ thể.

7. Các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị trường học, Trạm Y tế, thôn, HTX lập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cụ thể, tổ chức lực lượng tại chổ của đơn vị mình làm tốt công tác phòng chống thiên tai khi có tình huống xảy ra. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), trong đó chú trọng một số công tác cụ thể sau:

- Kiểm tra, rà soát các công trình đang thi công phải khẩn trương thi công đảm bảo xong trước mùa mưa bão xảy ra.

- Xây dựng phương án ứng cứu các điểm xung yếu trên địa bàn như đê, kè, cầu, cống đảm bảo giao thông thông suốt. Trên các tuyến đường thấp tổ chức cắm cọc tiêu, biển báo để hướng dẫn các phương tiên giao thông khi bị ngập.

- Văn phòng UBND xã, Kế toán ngân sách, Trạm y tế làm tốt công tác chuẩn bị cung ứng kịp thời các mặt hàng dự trữ như: mì ăn liền, gạo, dầu ăn, dầu thắp và thuốc chữa bệnh nhằm đảm bảo cho nhân dân không bị đói trong thiên tai và chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh phát sinh, vệ sinh môi trường trong mùa bão, lũ.

- Tiếp tục điều tra thông tin hộ nhằm kích hoạt hành động sớm trước thiên tai.

8. Về công tác cứu hộ, cứu nạn:

- Ban CHQS xã là cơ quan thường trực có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các lực lượng nòng cốt như: Công an, Hội Chữ Thập đỏ và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia phòng chống ứng cứu bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, tài sản nhà nước, giữ vững ANCT-TTATXH trong mùa bão, lũ. Lập phương án, kế hoạch, phương tiện kỹ thuật, tổ chức huy động lực lượng làm nhiệm vụ khi có lệnh.

- Công an xã tổ chức chỉ huy lực lượng làm tốt công tác đảm bảo an toàn ANTT và an toàn giao thông trên địa bàn trước, trong và sau mưa, bão.

- Các ban ngành đoàn thể, thôn, HTX thường xuyên làm tốt công tác ứng cứu đối phó theo phương châm “4 tại chổ”.

- Thôn Xuân Quy (Quy Hà) thường xuyên cập nhật thông tin của BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã để thông báo ngư dân, tàu thuyền biết diễn biến của thời tiết để đưa tàu thuyền về nơi trú ẩn, neo đậu an toàn.

- Các thôn, HTX, trường học thường xuyên báo cáo nhanh tổng hợp tình hình về mưa bão trên địa bàn báo cáo về thường trực BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã (qua văn phòng UBND xã) để tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định.

9. Các đơn vị kiểm tra lại các phương tiện, cơ sở vật chất đã được trang cấp như thuyền, máy phát điện, phao cứu sinh, áo phao... để chuẩn bị sẳn sàng ứng phó khi có thiên tai xảy ra.

10. Phối hợp với tổ chức PLAN tiến hành rà soát nhu cầu, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm; xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu nhằm giảm nhẹ những rủi ro do thiên tai gây ra. Đặc biệt là trong công tác phòng, chống lũ lụt. Chú trọng các hoạt động truyền thông, mở các lớp truyền thông về đuối nước, rủi ro thiên tai, nước sạch và vệ sinh môi trường, xử lý rác thải./.

  

                                                                                                                                        Mỹ Huyền – VP.UBND xã

More